BÀI TUYÊN TRUYỀN HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
BÀI TUYÊN TRUYỀN HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
CHUYÊN MỤC HỎI ĐÁP LUẬT HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
Câu 1: Hòa giải ở cơ sở là gì?
Trả lời: Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp.
Cơ sở là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác (sau đây gọi chung là thôn, tổ dân phố).
Câu 2. Phạm vi hòa giải ở cơ sở?
Trả lời:1. Việc hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật, trừ các trường hợp sau đây:
a) Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;
b) Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, giao dịch dân sự mà theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự không được hòa giải;
c) Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý vi phạm hành chính;
d) Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở theo quy định pháp luật.
Câu 3: Nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở ?
Trả lời: Các nguyên tắc tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở gồm:
1. Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên trong hòa giải ở cơ sở.
2. Bảo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân; phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư; quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật và người cao tuổi.
3. Khách quan, công bằng, kịp thời, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 10 của Luật Hòa giải ở cơ sở.
4. Tôn trọng ý chí, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
5. Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.
6. Không lợi dụng hòa giải ở cơ sở để ngăn cản các bên liên quan bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật hoặc trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính, xử lý về hình sự.
Câu 4. Căn cứ tiến hành hòa giải ?
Trả lời:
Hòa giải ở cơ sở được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau đây:
1. Một bên hoặc các bên yêu cầu hòa giải;
2. Hòa giải viên chứng kiến hoặc biết vụ, việc thuộc phạm vi hòa giải;
3. Theo phân công của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Câu 5. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hòa giải
Trả lời:
1. Lựa chọn, đề xuất hòa giải viên, địa điểm, thời gian để tiến hành hòa giải.
2. Đồng ý hoặc từ chối hòa giải; yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt hòa giải.
3. Yêu cầu việc hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai.
4. Được bày tỏ ý chí và quyết định về nội dung giải quyết hòa giải.
5. Trình bày đúng sự thật các tình tiết của vụ, việc; cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan.
6. Tôn trọng hòa giải viên, quyền của các bên có liên quan.
7. Không gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự tại địa điểm hòa giải
Câu 6. Hòa giải thành là gì
Trả lời:
1. Hòa giải thành là trường hợp các bên đạt được thỏa thuận.
2. Các bên có thể thỏa thuận lập văn bản hòa giải thành gồm các nội dung chính sau đây:
a) Căn cứ tiến hành hòa giải;
b) Thông tin cơ bản về các bên;
c) Nội dung chủ yếu của vụ, việc;
d) Diễn biến của quá trình hòa giải;
đ) Thỏa thuận đạt được và giải pháp thực hiện;
e) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
g) Phương thức, thời hạn thực hiện thỏa thuận;
h) Chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và của hòa giải viên.
Câu 7. Hòa giải không thành
Trả lời: Hòa giải không thành là trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận.
Trong trường hợp này, các bên có quyền yêu cầu tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Câu 8: Hỗ trợ kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở
Trả lời: 1.
Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở để biên soạn, phát hành tài liệu; tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng về hòa giải ở cơ sở; sơ kết, tổng kết, khen thưởng đối với công tác hòa giải ở cơ sở; chi thù lao cho hòa giải viên theo vụ, việc và hỗ trợ các chi phí cần thiết khác cho hoạt động hòa giải ở cơ sở.
Ngân sách trung ương chi bổ sung cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách để hỗ trợ kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở.
Trên đây là bài tuyên truyền về luật hòa giải ở cơ sở, cảm ơn nhân dân và cán bộ đã quan tâm theo dõi.
Người viết bài tuyên truyền
Trần Thị Phương
- BÀI TUYÊN TRUYỀN QUY ĐỊNH VỀ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT
- BÀI TUYÊN TRUYỀN HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
- Thông báo niêm yết Quy chế dân chủ ở cơ sở xã Hoằng Thành
- Thông báo niêm yết Quy chế dân chủ ở cơ sở xã Hoằng Thành
- Công văn lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn xã Hoằng Thành
- Kế hoạch CCHC trên địa bàn xã Hoằng Thành giai đoạn 2021 - 2025
- DANH SÁCH HÒA GIẢI VIÊN CƠ SỞ
- DANH SÁCH TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT
- BÀI TUYÊN TRUYỀN "THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM" NĂM 2024
- BÀI TUYÊN TRUYỀN Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe, bệnh tật của con người
- Công khai kết quả giải quyết TTHC tuần 4 tháng 10 năm 2024 (từ ngày 21/10/2024 đến ngày 25/10/2024)
- Công khai kết quả giải quyết TTHC tuần 3 tháng 10 năm 2024 (từ ngày 14/10/2024 đến ngày 18/10/2024)
- Công khai kết quả giải quyết TTHC tuần 2 tháng 10 năm 2024 (từ ngày 07/10/2024 đến ngày 11/10/2024)
- Công khai kết quả giải quyết TTHC tuần 1 tháng 10 năm 2024 (từ ngày 30/9/2024 đến ngày 04/10/2024)
- Công khai kết quả giải quyết TTHC tuần 4 tháng 9 năm 2024 (từ ngày 23/9/2024 đến ngày 27/9/2024)